Như bạn đã biết, những phương pháp nâng mũi tại Việt Nam từ trước đến nay vẫn luôn được cập nhật và đổi mới liên tục, từ vật liệu cấy ghép đến kỹ thuật thực hiện đều không kém cạnh các nước phát triển. Vậy tại sao thay vì dùng sụn tự thân để có độ tương thích tốt, các bác sĩ vẫn luôn ưu tiên dùng sụn nhân tạo ở phần sống mũi?
Nội dung bài viết
Ứng dụng của sụn tự thân trong phẫu thuật nâng mũi
Trước khi trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cần hiểu rõ sụn tự thân đang được ứng dụng như thế nào trong các phương pháp nâng mũi phổ biến hiện nay.
– Nâng mũi bọc sụn: Thay vì dùng sụn nhân tạo đơn thuần, ở phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa tổ hợp sụn nhân tạo đã được bọc miếng sụn tự thân ở đầu sóng vào bên trong. Sau đó, định hình vị trí phần sụn cho phù hợp với dáng mũi mong muốn rồi đóng vết khâu.

– Nâng mũi cấu trúc: Đây được xem là phương pháp có thể chỉnh sửa toàn bộ dáng mũi bằng sự kết hợp của sụn nhân tạo và sụn tự thân. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy sụn tự thân để dựng trụ và tạo hình đầu mũi, đồng thời định hình sống mũi bằng sụn nhân tạo, mang lại dáng mũi mềm mại và tự nhiên.
Chức năng chính của sụn tự thân trong cả 2 phương pháp này đều là hạn chế sự ma sát trực tiếp giữa sụn nhân tạo với da đầu mũi tránh tình trạng mỏng da, bóng đỏ hay lộ sụn, vừa mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.
Tại sao không làm sống mũi bằng sụn tự thân?
Ở giai đoạn đầu tiên của phương pháp phẫu thuật nâng mũi, các bác sĩ nước ngoài hay tại Việt Nam đều đã thử làm sống mũi bằng sụn tự thân bằng 2 cách, đó là sử dụng nguyên cây sụn làm sống mũi, hoặc băm nhỏ ra để tạo độ mềm mại cho dáng mũi. Tuy nhiên, độ thành công của phương pháp này không cao, vì phần sống mũi không thẳng và cao như khi dùng sụn nhân tạo.

Vậy nên, đến hiện tại, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đều đánh giá sụn nhân tạo vẫn là lựa chọn tốt nhất để làm sống mũi. Chỉ trong trường hợp mũi bị dị tật, tai nạn, hay biến dạng đặt biệt mới phải dùng đến sụn tự thân làm sống mũi.
Các loại sụn nhân tạo làm sống mũi được ưa chuộng
Chính vì lý do trên, hiện nay sụn nhân tạo vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu dùng để cải thiện hình dáng của phần sống mũi. Dưới đây là các loại sụn nhân tạo cao cấp đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, mang lại phần sống mũi cao, thẳng và giữ được độ bền đẹp theo thời gian.
– Silicon: Là chất liệu xuất hiện trong phẫu thuật thẩm mỹ từ rất sớm, Silicon được ứng dụng để nâng mũi vì có tính định hình cao, có nhiều kiểu dáng và kích cỡ, phù hợp với nhiều gương mặt khác nhau.
– Surgiform: Được cấu tạo toàn bộ từ chất liệu ePTFE, sụn Surgiform được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận là chất liệu an toàn với cơ thể người. Bề mặt của Surgiform có hàng triệu lỗ siêu nhỏ cho phép các mạch máu xuyên qua dễ dàng, khi đó mô bám chặt vào sụn tạo nên một khối thống nhất bền vững.

– Bistool: Loại sụn này có tính mềm dẻo, dễ dàng tạo hình dáng mũi đẹp và tương thích tốt với cơ thể, hạn chế tình trạng phản ứng đào thải sụn, nhiễm trùng, hay bị bóng đỏ đầu mũi.
– Softxil: Có xuất xứ từ Hàn Quốc và đã được tổ chức KFDA kiểm định, Softxil có cấu tạo 2 lớp: phía trên cứng để định hình cho dáng mũi, bên dưới mềm mại, có mức độ bám dính cao, giúp mũi không bị xô lệch.

Tùy theo từng tình trạng mũi mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định sử dụng những loại sụn khác nhau cho phần sống mũi, mang lại vẻ đẹp hoàn hảo và bền bỉ nhất cho dáng mũi của bạn.
Sống mũi được xem là yếu tố quan trọng tạo nên dáng mũi chuẩn và đẹp, chính vì vậy sụn tự thân sẽ không đảm đương nhiệm vụ này tốt bằng sụn nhân tạo. Hơn nữa, công nghệ ngày nay cực kỳ hiện đại, các loại sụn nhân tạo đều được thiết kế sao phù hợp nhất với cơ thể người, vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm với phần sống mũi được làm từ sụn nhân tạo.
AZ NOSE – PHÒNG KHÁM CHUYÊN SÂU NÂNG MŨI
- Địa chỉ: 263 – 265 Đường 3/2, P.10, Q.10, TP.HCM
- Hotline: 0903 167 178
- Website: aznose.vn
- Fanpage: https://facebook.com/AZNOSE
- Tiktok: https://tiktok.com/@aznose263
Có thể bạn quan tâm:
- Thế nào là nâng mũi bọc sụn tự thân? Sụn tự thân là gì?
- Điểm danh các loại sụn tự thân trong phẫu thuật nâng mũi