Nâng mũi nhân tạo được xem là phương pháp nâng mũi đời đầu trong nâng mũi thẩm mỹ giúp nhanh chóng sở hữu dáng mũi cao thanh thoát. Tuy nhiên phương pháp này cũng bao gồm những ưu nhược điểm riêng mà khách hàng nên biết. Để hiểu rõ hơn về nâng mũi nhân tạo, mời bạn đọc bài viết dưới đây nhé!
Hiện nay, giữa vô vàn các phương pháp thì nâng mũi nhân tạo vẫn còn được rất nhiều người nhắc đến bởi đây là sự tiên phong trong xu hướng can thiệp thẩm mỹ mũi. Hàn Quốc là quốc gia khởi nguồn và làm nên cơn “sốt” nâng mũi bằng sụn nhân tạo trong giới thẩm mỹ nhiều thập niên qua. Vì vậy bên cạnh tên gọi truyền thống nhiều người vẫn biết đến phương pháp này với cái tên nâng mũi Hàn Quốc. Cho đến nay nâng mũi sụn nhân tạo vẫn là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì giá thành ưu đãi, kĩ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả.
Tuy nhiên khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo mọi người thường mắc phải 3 sai lầm đáng tiếc sau đây:

Nội dung bài viết
Bản chất của phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Nâng mũi bằng sụn nhân tạo được xem như là kĩ thuật hoàn thiện đầu tiên. Phương pháp này sử dụng một chất liệu độn (thanh độn, sụn nhân tạo) để đưa vào mũi nhằm nâng cao sóng mũi, cho dáng mũi cao và thanh tú hơn.
Các loại sụn nhân tạo sử dụng trong nâng mũi khá đa dạng như: Dacroneflon, Gore-text, Dacron, Medpor, Silicon, Softxil, Silicon dẻo, Surgiform, Sụn sinh học định hình… Các chất liệu này đều có đặc tính dẻo, dễ tạo hình và được kiểm chứng an toàn với cơ thể người – không bị kích ứng hay đào thải.
Kĩ thuật nâng mũi bằng sụn nhân tạo khá đơn giản với ưu điểm là chi phí phải chăng khách hàng đã có thể sở hữu ngay một dáng mũi cao hài hòa với gương mặt hơn. Với độ bền của một dáng mũi nhân tạo duy trì từ khoảng 10 – 20 năm.
Tuy nhiên nhược điểm của nâng mũi bằng sụn nhân tạo là hạn chế về đối tượng và kĩ thuật tạo hình dáng mũi. Vì vậy trong những năm gần đây phương pháp này trở thành một xu hướng cũ song song với các xu hướng mới như nâng mũi bọc sụn tự thân, nâng mũi cấu trúc. Đối tượng lựa chọn phương pháp này cũng hầu như giới hạn ở lứa tuổi 30+ và làm các công việc như nội trợ, văn phòng….
Nâng mũi nhân tạo và đối tượng sử dụng phù hợp
Bản chất của nâng mũi bằng sụn nhân tạo là chỉnh hình sống mũi. Vì vậy khi áp dụng với đúng đối tượng sẽ mang lại dáng mũi đẹp đúng với mong muốn.
Những người có nền tảng mũi cơ bản
Phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo chỉ tác động lên sóng mũi, khắc phục khuyết điểm của sóng mũi thấp. Vì vậy nó phù hợp với những người đã có nền tảng mũi cơ bản – sóng mũi thấp nhưng có độ dài, dáng mũi tương đối đẹp.
Khách hàng chỉ có mong muốn nâng sóng nhẹ nhàng
Không phải ai cũng sở hữu một dáng mũi cơ bản ít khuyết điểm. Tuy vậy vì nhiều lý do như không muốn can thiệp quá nhiều vào mũi, do phong thủy hoặc tài chính không cho phép…khách hàng chỉ muốn nâng nhẹ sóng mũi cũng có thể áp dụng phương pháp nâng mũi nhân tạo.
Tuy nhiên để đạt kết quả như mong muốn khách hàng nên tư vấn rõ với bác sĩ mức độ cải thiện khi nâng nhẹ sóng. Vì đối với từng dáng mũi cụ thể thì hiệu quả sẽ khác nhau.
Trường hợp “chống chỉ định” với phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Nâng mũi bằng sụn nhân tạo là phương pháp chỉnh hình sóng mũi. Sóng mũi sẽ được đưa lên cao bằng sụn nhân tạo, theo đó đầu mũi và cánh mũi cũng sẽ được đẩy cao hơn. Vì vậy với những ai sở hữu dáng mũi ngắn hếch không nên sửa mũi bằng phương pháp này.
- Không cải thiện được khuyết điểm mũi ngắn
- Khi đẩy sóng mũi lên cao càng tăng nguy cơ làm mũi ngắn hếch hơn
- Nguy cơ làm mỏng da mũi gây ra các biến chứng như lộ sóng, bóng đỏ
Sai lầm thường gặp khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Là phương pháp đơn giản với mức chi phí khá mềm nên nâng mũi bằng sụn nhân tạo được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rõ bản chất của phương pháp nâng mũi này là nâng cao sóng mũi nên thường gặp phải những sai lầm khiến dáng mũi không được như ý, làm giảm “tuổi thọ” của mũi.
Sau đây là 3 “cái sai” khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo:
- Làm dáng mũi quá cao
Sử dụng sụn nhân tạo để nâng sóng quá cao sẽ khiến gương mặt kém hài hòa tự nhiên. Bên cạnh đó khi đặt sóng quá cao, áp lực gây ra từ sóng mũi khiến trụ mũi không thể cố định vững chắc và lâu dài dẫn đến các trường hợp như lệch sóng, lộ sóng…
- Sử dụng sụn nhân tạo để nâng cao, kéo dài đầu mũi
Đối với một chiếc mũi ngắn nếu cố tình dùng sụn nhân tạo để kéo dài đầu mũi, về lâu dài sẽ làm mỏng da đầu mũi và có thể dẫn đến các trường hợp bóng đỏ đầu mũi hoặc thủng da đầu mũi. Đặc biệt với những người có da đầu mũi mỏng, biến chứng sau nâng sẽ diễn ra rất nhanh.
- Sử dụng sụn nhân tạo đặt sóng khi xương mũi quá to bè và gồ ghề
Sở hữu nền mũi có phần xương to bè hoặc gồ ghề khi nâng mũi nhân tạo cần phải chú ý xử lý khuyết điểm trước khi đặt sóng để tránh gây mất thấp mỹ và khả năng làm mũi vẹo lệch là rất cao.

Là phương pháp nâng mũi đầu tiên và tạo thành một xu hướng thẩm mỹ rầm rộ. Mặc dù vậy nâng mũi bằng sụn nhân tạo có những hạn chế trong kĩ thuật không thể cải thiện nhiều khuyết điểm của dáng mũi. Thậm chí có thể gây ra những biến chứng nếu không được sử dụng đúng người, đúng chỗ. Do đó khi nâng mũi khách hàng nên cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp.
Quy trình nâng mũi bằng sụn nhân tạo tại AZ NOSE
Quy trình nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Khách hàng sẽ tư vấn trực tiếp cùng với bác sĩ phẫu thuật để hiểu rõ hơn về tình trạng mũi của mình cũng như là phương pháp nâng mũi phù hợp. Qua đó bác sĩ cũng sẽ hiểu rõ hơn về mong muốn của khách hàng để thiết kế một dáng mũi ưng ý nhất. Đặc biệt, khách hàng sẽ được xem dáng sau nâng trước khi khép vết khâu.
Hình ảnh thực tế khách hàng sau khi nâng mũi tại AZ NOSE




Một số câu hỏi khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo
- Nâng mũi nhân tạo có đẹp không?
Nâng mũi nhân tạo nếu áp dụng đúng đối tượng sẽ mang lại một dáng mũi thanh tú với độ cao tự nhiên, nhẹ nhàng.
- Nâng mũi nhân tạo dùng được bao lâu, có vĩnh viễn không?
Áp dụng đúng đối tượng kết hợp kĩ thuật tốt, một chiếc mũi nhân tạo có độ bền từ 10 – 25 năm.
- Nâng mũi nhân tạo có đau không?
Nâng mũi nhân tạo là kĩ thuật khá đơn giản và không đau. Trong quá trình phẫu thuật các bác sĩ sẽ có áp dụng biện pháp giảm đau hiệu quả.
- Nâng mũi nhân tạo bao lâu thì lành?
Nâng mũi sụn nhân tạo thường chỉ cần từ 8-10 ngày là có thể cắt chỉ. Chỉ sau 1 tháng là hoàn toàn phục hồi và cần từ 2-3 tháng để mũi hoàn toàn vào Form.
- Nâng mũi nhân tạo cần kiêng những gì?
Để mũi nhanh lành, nhanh đẹp nên kiêng các đồ ăn gây dị ứng hay mưng mủ, làm chậm quá trình lành thương như thịt bò, hải sản, đồ chua, đồ nếp trong vòng 1 tháng. Đặc biệt là rượu bia nên kiêng trong 1 – 3 tháng.
Thông qua bài viết trên AZ NOSE hi vọng đã mang đến cho bạn kiến thức đầy đủ về dịch vụ nâng mũi nhân tạo. Đăng ký ngay tại Website của chúng tôi để được sắp xếp thăm khám trực tiếp cùng bác sĩ chuyên môn với hơn 13+ năm kinh nghiệm hoàn toàn miễn phí.
TÁI TẠO MŨI HỎNG MÙA 5
Cơ Hội Nhận Tài Trợ 100% Chi Phí Sửa Mũi Hỏng
Thời Hạn Đăng Ký 10/05 - 31/05
*Tư vấn cùng bác sĩ không tốn phí
AZ NOSE – PHÒNG KHÁM CHUYÊN SÂU NÂNG MŨI
- Địa chỉ: 263 – 265 Đường 3/2, P.10, Q.10, TP.HCM
- Hotline: 0903 167 178
- Website: aznose.vn
- Fanpage: https://facebook.com/AZNOSE
- Tiktok: https://tiktok.com/@aznose263
Có thể bạn quan tâm: