Sửa mũi bị hỏng là điều không ai mong muốn, vì nó khiến chúng ta mất cả tiền bạc, thời gian, sức khỏe và đôi khi cả niềm tin nữa. Vậy, nguyên nhân dẫn đến những trường hợp mũi hỏng là gì? Đâu là phương pháp khắc phục biến chứng và tái tạo mũi hỏng hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Nội dung bài viết
I. NGUYÊN NHÂN GÂY MŨI HỎNG SAU NÂNG
Trên lý thuyết, nâng mũi là tiểu phẫu khá đơn giản và có tỉ lệ rủi ro thấp. Nhưng thực tế cho thấy, vẫn có một số yếu tố chủ quan lẫn khách quan dẫn đến biến chứng sau nâng mũi như:
- Tay nghề của bác sĩ không đảm bảo: Chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ tác động rất lớn đến sự thành công của ca nâng mũi. Nếu bác sĩ không đủ kinh nghiệm để đánh giá tình trạng mũi và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để tư vấn phương pháp phù hợp trước khi phẫu thuật, thì rất khó để mang lại dáng mũi ưng ý và đảm bảo an toàn cho khách hàng.
- Trang thiết bị, môi trường phẫu thuật không được vô trùng: Bộ Y Tế luôn có những quy định, tiêu chuẩn riêng về những thiết bị, dụng cụ, trang phục, nhiệt độ phòng…, nhằm đảm bảo tính vô trùng tối đa cho môi trường phẫu thuật. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín không tuân thủ các tiêu chuẩn trên, gây nguy cơ nhiễm trùng cao cho ca nâng mũi.
- Quá trình chăm sóc hậu phẫu không kỹ lưỡng:
- Yếu tố chủ quan thường gặp là bản thân khách hàng không tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ như: Không vệ sinh vết thương, sử dụng rượu bia hay các chất kích thích, không uống thuốc kháng sinh đầy đủ… Hoặc, chính họ cũng không được hướng dẫn hay chăm sóc hậu phẫu đúng cách nên không biết những việc cần làm sau nâng mũi.
- Yếu tố khách quan là quy trình chăm sóc hậu phẫu ở một số cơ sở thẩm mỹ còn sơ sài, không có chỉ định của bác sĩ, không theo dõi sát sao, ảnh hưởng đến quá trình hậu phẫu và lành thương của khách hàng.
- Cơ địa đề kháng với kháng sinh: Hiện tượng này xảy ra khi khách hàng từng sử dụng thuốc kháng sinh không đúng liều lượng trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng “kháng-kháng sinh”, gây ra hiện tượng sưng và chảy dịch tiếp tục kéo dài sau nâng.
- Chất liệu sụn kém chất lượng: Những loại sụn chính hãng được cấp chứng nhận bởi các tổ chức Y Tế uy tín sẽ có độ tương thích cao với cơ thể, giảm thiểu tỷ lệ gây nhiễm trùng hay trường hợp tự đào thải khỏi cơ thể sau một thời gian. Ngược lại, những loại sụn không rõ nguồn gốc được sử dụng tại các cơ sở không uy tín thì thường kém chất lượng và tiềm ẩn rủi ro cao, có thể gây nhiễm trùng hay hoại tử mũi.
- Thực hiện phương pháp không phù hợp: Như đã nói ở trên, nguyên nhân này có liên hệ mật thiết với kinh nghiệm và chuyên môn của bác sĩ. Việc chọn kỹ thuật nâng mũi nào còn phụ thuộc vào tình trạng mũi hiện tại và form dáng yêu thích của mỗi khách hàng. Nếu bạn không được kiểm tra cấu trúc xương mũi và tư vấn trực tiếp với bác sĩ có đủ kinh nghiệm lẫn chuyên môn, dẫn đến lựa chọn phương pháp không phù hợp thì sẽ rất khó có được dáng mũi ưng ý và an toàn.
II. CÁC TRƯỜNG HỢP MŨI HỎNG THƯỜNG GẶP
Theo thống kê từ hơn 11.000 trường hợp đến AZ NOSE để tái tạo dáng mũi, đây là 5 tình trạng mũi hỏng phổ biến nhất với những mức độ nặng – nhẹ khác nhau.
1. Mũi lộ sóng – bóng đỏ
Lộ sóng – bóng đỏ là trường hợp gặp phải khi bạn có nền mũi thấp – da mũi mỏng, muốn nâng cao nhiều nhưng lại chọn phương pháp nâng mũi nhân tạo hay nâng mũi bọc sụn. Khi da mũi ma sát trực tiếp với phần sóng nhân tạo được đặt quá cao hoặc quá dài sẽ bị mỏng dần theo thời gian, gây ra tình trạng lộ sóng, căng tức và bóng đỏ đầu mũi.
Bác sĩ CKI. Đinh Xuân Sơn Tùng cho biết: “Những khách hàng có mũi bị lộ sóng nhưng không thăm khám với bác sĩ để được khắc phục sớm, về lâu dài có thể gây sưng viêm hay thủng đầu mũi”.
2. Mũi lệch vẹo
Đây là một biến chứng khá phổ biến sau nâng mũi. Với tình trạng này, khi nhìn trực diện có thể thấy rõ sóng mũi (hoặc đầu mũi) bị nghiêng sang một bên làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ hay tướng số của khuôn mặt, về lâu dài còn có thể gây khó khăn cho hô hấp.
Nguyên nhân gây mũi lệch sau nâng có thể do kỹ thuật bóc tách tạo khoang, kỹ thuật tạo hình – đặt sóng nhân tạo của bác sĩ hoặc bị va đập sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, cấu trúc nền xương không cân xứng nhưng không được chụp CT 3D để phát hiện và khắc phục khi nâng cũng là một nguyên nhân lớn gây mũi lệch sau phẫu thuật.
3. Mũi nhiễm trùng
Mũi nhiễm trùng là biến chứng nặng nhất sau nâng mũi với các dấu hiệu sớm hoặc muộn.
- Nhiễm trùng sớm (cấp tính): Chỉ sau 3-5 ngày là đã có các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức…
- Nhiễm trùng muộn: Khi thấy các triệu chứng như chảy dịch có mùi hôi tanh, chảy dịch mủ…, tuy nhẹ nhưng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể bị viêm nhiễm dưới lâm sàng.
Nguyên nhân nhiễm trùng sau nâng mũi có thể đến từ việc tay nghề bác sĩ không đúng chuẩn, môi trường phẫu thuật không đảm bảo “vô trùng”, vết thương không được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách, không kiêng cữ trong quá trình sinh hoạt – ăn uống…
“Mũi nhiễm trùng nếu nhẹ thì vẫn có thể xử lí triệt để và tạo hình dáng mũi mới. Nhưng nếu để đến khi chuyển nặng thì bác chỉ có thể hướng dẫn qua cơ sở chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho khách hàng. Vì vậy, tốt nhất là nên tái khám khi có tình huống phát sinh để được bác sĩ phát hiện và điều trị kịp thời.”, Bác sĩ CKI. Nguyễn Hoàng Nam chia sẻ.
4. Mũi ngắn hếch
Người Châu Á nói chung và người Việt nói riêng vốn dĩ có nền mũi khá thấp và ngắn. Do đó, hầu hết mọi người khi tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ đều mong muốn nâng cao và kéo dài đầu mũi cho kín và thon gọn hơn. Nhưng thực tế là, nhiều người dù đã can thiệp dao kéo nhưng dáng mũi vẫn không đủ độ dài, thậm chí là ngắn hơn so với mũi nguyên thuỷ. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:
- Khách hàng có nền mũi ngắn nhưng chọn nâng mũi nhân tạo hoặc nâng mũi bọc sụn – không được dựng trụ mũi và đầu mũi chắc chắn. Sau một thời gian, các mô xơ co rút sẽ khiến đầu mũi bị đẩy lên cao và ngắn hơn.
- Các trường hợp mũi nhiễm trùng sau nâng cũng rất dễ bị co rút ngắn hếch và biến dạng đầu mũi.
- Nếu nền tảng mũi đủ khả năng để tạo hình form dáng cao và dài nhưng kết quả không được như mong muốn, thì nguyên nhân chính là do bác sĩ chưa đủ chuyên môn cũng như kinh nghiệm để tư vấn và thực hiện theo nhu cầu của khách hàng.
III. PHƯƠNG PHÁP TÁI TẠO MŨI HỎNG HIỆU QUẢ
Mũi hỏng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ trên gương mặt mà còn tác động không ít đến tâm lý của khách hàng. Vì vậy, phẫu thuật sửa mũi hỏng là rất cần thiết, giúp họ tìm lại sự tự tin trong công việc, cuộc sống với diện mạo mới hài hòa hơn.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp sửa mũi khác nhau. Tùy vào tình trạng mũi của mỗi khách hàng mà bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp phù hợp.
- Phương pháp nâng mũi nhân tạo: Đây là kỹ thuật đặt 1 thanh sóng nhân tạo vào khoang mũi để nâng cao nhẹ phần sóng, thường dành cho khách hàng có “mũi nguyên thủy” tương đối cao và dài. Vì không can thiệp sâu vào cấu trúc mũi nên phương pháp này không thể khắc phục được những biến chứng do sửa mũi hỏng gây ra.
- Phương pháp nâng mũi bọc sụn tự thân: Các bác sĩ sẽ sử dụng sụn nhân tạo chỉnh hình sóng mũi, kết hợp sụn tai để gia cố da đầu mũi. Điều này có thể hỗ trợ khắc phục các trường hợp mũi lộ sóng hay bóng đỏ. Vì không can thiệp vào trụ mũi và đầu mũi nên không chỉnh sửa được các “lỗi” nặng hơn như mũi co rút, ngắn hếch hay mũi lệch vẹo…
- Phương pháp nâng mũi cấu trúc: Đây được xem là kỹ thuật nâng mũi tiên tiến nhất hiện nay. Với ⅓ sóng mũi nhân tạo cùng đầu mũi và trụ mũi làm bằng sụn tự thân, nâng mũi cấu trúc có thể khắc phục hầu hết các khuyết điểm do sửa mũi bị hỏng.
Bác sĩ CKI. Hoàng Nhung chia sẻ: “Chỉ riêng mũi nhiễm trùng là buộc phải điều trị bằng cách tháo sóng – đặt trung bì mỡ hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ trước khi tái phẫu thuật, còn các tình trạng khác như mũi lệch sóng, mũi co rút, mũi ngắn hếch, mũi lộ sóng… đều có thể áp dụng kỹ thuật nâng mũi cấu trúc. Đây là phương pháp mang lại kết quả phù hợp và lâu dài nhất”.
Nâng mũi cấu trúc gần như trở thành xu hướng nổi bật trong những năm gần đây là có lý do của nó. Nhờ vào kỹ thuật dựng trụ vững chắc và tạo hình đầu mũi hài hòa, phương pháp này không chỉ có khả năng tạo hình những dáng mũi cao thời thượng mà còn được các bác sĩ ứng dụng như một giải pháp toàn diện cho các ca tái tạo mũi hỏng. Tuy nhiên, đây là kỹ thuật khó và phức tạp nên không phải bác sĩ nào cũng có thể thực hiện một cách thành thạo và chuẩn xác.
Cần lưu ý rằng, tùy tình trạng mũi hỏng sau nâng của mỗi người mà sẽ có phương pháp phù hợp và mang lại độ cải thiện khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho dáng mũi, bạn nên tư vấn trực tiếp và tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn cao trước khi phẫu thuật.
IV. VÌ SAO HƠN 11.000 KHÁCH HÀNG CHỌN AZ NOSE ĐỂ TÁI TẠO MŨI HỎNG?
Sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao – giàu kinh nghiệm
So với nâng mũi mới, kỹ thuật sửa lại mũi hỏng luôn phức tạp hơn cũng như đòi hỏi những chẩn đoán trước phẫu thuật của bác sĩ phải cực kỳ chính xác.
Với đội ngũ bác sĩ hơn 13 năm kinh nghiệm chuyên sâu về nâng mũi, cùng quy trình nâng mũi “chuẩn” đảm bảo an toàn đối đa cho mỗi ca phẫu thuật, AZ NOSE đã thực hiện hơn 35.000 ca nâng mũi thành công, trong đó có đến 11.000 ca tái tạo mũi hỏng – khắc phục tối đa những biến chứng sau nâng một cách hiệu quả, mang lại dáng mũi mới – cuộc sống mới cho các khách hàng.
3 điểm khác biệt trong quy trình nâng mũi tại AZ NOSE
-
100% khách hàng được tư vấn trực tiếp với bác sĩ phẫu thuật
Đầu tiên, bạn sẽ được chụp CT 3D để kiểm tra tổng quan về cấu trúc mũi. Sau đó, dựa trên kiến thức chuyên môn, bác sĩ sẽ phân tích chi tiết về tình trạng xương, vách ngăn, da mũi… thể hiện trên hình CT 3D, và tìm hiểu bệnh lý nền (nếu có) để đưa ra lời khuyên phù hợp, đảm bảo tính an toàn cho ca phẫu thuật.
Từ các thông tin trên, cùng với mong muốn hoặc sở thích riêng của mỗi khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp có thể mang lại dáng mũi ưng ý nhất.
-
Được xem dáng mũi trước khi đóng vết khâu
Với “đặc quyền” này, bạn sẽ không còn lo lắng dáng mũi mới có phù hợp với gương mặt hay không. Vì sau khi bác sĩ cố định sóng mũi tạm thời, khách hàng sẽ được ngồi dậy xem dáng mũi, cùng người thân trao đổi trực tiếp với bác sĩ để cân chỉnh độ cao-thấp, to-nhỏ, dài-ngắn… đến khi thật sự hài lòng.
-
Chế độ chăm sóc hậu phẫu “8 ngày vàng” vô cùng nghiêm ngặt
Tại AZ NOSE, 100% khách hàng đều trải qua các hoạt động chăm sóc hậu phẫu như:
- Rửa vết thương vào ngày đầu tiên và ngày thứ 2.
- Tháo nẹp và kiểm tra dáng mũi vào ngày thứ 4.
- Cắt chỉ vết khâu và tái khám với bác sĩ vào ngày thứ 8.
- Chiếu Plasma – Công nghệ đến từ Hoa Kỳ giúp giảm sưng bầm, kháng khuẩn – kháng viêm hiệu quả.
- Được bác sĩ theo dõi sát sao để thay đổi hoặc bổ sung đơn thuốc, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình lành thương.
- Tái khám định kỳ với bác sĩ đến khi dáng mũi phục hồi hoàn toàn, hạn chế tối đa các rủi ro sau nâng.
Toàn bộ quy trình này sẽ đảm bảo tính AN TOÀN tối đa cho dáng mũi của bạn, đặc biệt là những ca tái tạo mũi hỏng vì luôn cần có sự chăm sóc kỹ lưỡng hơn.
V. MỘT SỐ LƯU Ý QUAN TRỌNG TRONG NÂNG MŨI
Trước phẫu thuật
- Nên chọn những cơ sở thẩm mỹ uy tín, có đầy đủ giấy phép hoạt động, bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn để tránh được các rủi ro không đáng có.
- Cần được tư vấn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ để được thăm khám kỹ lưỡng, tầm soát các bệnh lý nếu có và lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp, mang lại dáng mũi đẹp phù hợp và an toàn theo thời gian.
Trong phẫu thuật:
- Nên tuân thủ các y lệnh của bác sĩ như: Không đụng chạm săng mổ (tấm vải màu xanh), không đưa tay lên mặt… để đảm bảo tính vô trùng cho ca phẫu thuật.
- Nên hiểu rõ nền tảng mũi và mong muốn của bản thân để dễ dàng trao đổi với bác sĩ khi xem dáng mũi (nếu có), giúp mang lại kết quả đúng với mong muốn ban đầu.
Sau phẫu thuật
- Nên nghiêm túc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về chăm sóc hậu phẫu, bao gồm chăm sóc vết thương, đơn thuốc, ăn uống, nghỉ ngơi, vận động… để đảm bảo quá trình lành thương diễn ra suôn sẻ nhất.
- Nên tái khám định kỳ với bác sĩ để được theo dõi vết thương – dáng mũi một cách sát sao và có những chỉ định kịp thời nếu có.
- Kiêng ăn các thực phẩm làm chậm quá trình lành thương, tạo sẹo xấu, sưng viêm như đồ nếp, hải sản, thịt bò, rau muống… trong 1 tháng. Đặc biệt, với các đồ uống chứa cồn như rượu bia hoặc các chất kích thích, nên kiêng ít nhất trong 3 tháng đầu.
- Nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường sau nâng mũi, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật để được thăm khám lại, tránh để lâu dài gây biến chứng nặng nề và khó khắc phục.
- Với các ca tái tạo mũi hỏng, tùy từng trường hợp mà thời gian được phẫu thuật lại là khác nhau. Thông thường, bạn cần chờ ít nhất 3-6 tháng sau lần nâng mũi trước đó để đảm bảo tính an toàn cho dáng mũi.
- Khi tái tạo mũi hỏng, vết thương sẽ lâu lành và dáng mũi sẽ lâu vào form hơn so với mũi mới. Bạn nên “kiên nhẫn” chăm sóc kỹ lưỡng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ để sớm có kết quả hoàn thiện nhất.
Tóm lại, tái tạo mũi hỏng là kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm – chuyên môn cao, đơn vị thực hiện có trang thiết bị hiện đại – chuẩn Y khoa và quy trình chăm sóc hậu phẫu an toàn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu các cơ sở thẩm mỹ một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, để đặt niềm tin đúng chỗ và sớm lấy lại sự tự tin với diện mạo mới.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về nâng mũi nói chung và tái tạo mũi hỏng nói riêng. Để đặt lịch tư vấn cùng đội ngũ bác sĩ AZ NOSE hay cần giải đáp các thắc mắc khác, vui lòng liên hệ Hotline 0903 167 178 hoặc để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
AZ NOSE – PHÒNG KHÁM CHUYÊN SÂU NÂNG MŨI
- Địa chỉ: 263 – 265 Đường 3/2, P.10, Q.10, TPHCM
- Hotline: 0903 167 178
- Website: aznose.vn
- Fanpage: facebook.com/AZNOSE/
- Tiktok: tiktok.com/@aznose263
Có thể bạn quan tâm:
- Đặt trung bì mỡ – Giải pháp mới cho mũi nhiễm trùng
- 3 tình trạng thường gặp sau nâng mũi cấy chỉ và tiêm filler
- 3 biến chứng có thể xảy ra sau khi nâng mũi mà bạn cần biết