Phương pháp đặt trung bì mỡ cho mũi nhiễm trùng là gì? Hiệu quả của phương pháp này với mũi nhiễm trùng ra sao? Cùng AZ NOSE tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Nội dung bài viết
I. NGUYÊN NHÂN KHIẾN MŨI BỊ NHIỄM TRÙNG SAU NÂNG
Mũi bị nhiễm trùng là biến chứng nghiêm trọng nhất trong nâng mũi. Các triệu chứng thường thấy của mũi nhiễm trùng là tấy đỏ – sưng bầm kéo dài, mũi chảy dịch, mưng mủ, có tình trạng đau nhức…
Thông thường, sau khoảng 10 ngày nâng mũi là mũi đã bắt đầu lành, do đó nếu mũi có những biểu hiện trên sau ngày nâng mũi bạn nên thăm khám ngay với bác sĩ chuyên môn.
➖ Có nhiều nguyên nhân khiến mũi bị nhiễm trùng sau nâng như:
- Tay nghề người thực hiện nâng mũi: Tuy chỉ là tiểu phẫu, nhưng phẫu thuật nâng mũi đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề cao để đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như sự an toàn của bạn. Một sai sót nhỏ trong quá trình bóc tách, xử lý kỹ thuật khiến tổn thương niêm mạc mũi, đều rất dễ ngay nhiễm trùng.
- Cơ sở vật chất nơi phẫu thuật không đạt chuẩn: quy trình phẫu thuật, khâu vô khuẩn, sát trùng dụng cụ đều phải được kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy định từ Bộ y tế. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, nhưng nhiều cơ sở Spa lại không chú trọng, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao sau phẫu thuật.
- Do cơ địa: Dù tất cả các vật liệu y tế đều được kiểm chứng là an toàn và tính tương thích cao. Tuy nhiên, vẫn có 1 số ít trường hợp dị ứng với chất liệu độn dẫn đến quá trình đào thải, nhiễm trùng.
- Chăm sóc hậu phẫu không đúng cách: Quá trình chăm sóc hậu phẫu quyết định hơn 60% kết quả nâng mũi. Do đó, bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng nhiễm trùng sau nâng.
Chú ý: Khách hàng mũi nhiễm trùng nên chờ từ 6 tháng – 1 năm để da có độ đàn hồi trở lại, đồng thời nhiễm trùng được xử lý thì làm lại mới đẹp và giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng.
Có thể bạn quan tâm: 3 tình trạng thường gặp sau nâng mũi cấy chỉ và tiêm filler
II. PHƯƠNG PHÁP ĐẶT TRUNG BÌ MỠ LÀ GÌ?
Phần lớn khách hàng mũi hỏng đều mong muốn sửa lại mũi ngay. Tuy nhiên mũi nhiễm trùng nên chờ ít nhất 3 – 6 tháng để cho mũi thực sự lành lại rồi mới tiến hành đặt trung bì mỡ.
Tuy nhiên, sẽ có hiện tượng co rút và biến dạng do tình trạng mũi nhiễm trùng. Để hạn chế tình trạng co rút, biến dạng của mũi, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp đặt trung bì mỡ.
✔️ Trung bì mỡ được lấy tự thân ở các vùng như mông, bụng…với một thể tích thích hợp, kết hợp với kĩ thuật cắt tỉa tạo hình khéo léo và đặt trong khoang mũi. Theo đó form mũi sẽ được giữ ổn định, không bị biến dạng.
✔️ Đặt trung bì mỡ là giải pháp mới giúp khách hàng duy trì dáng mũi ổn định sau khi bị nhiễm trùng, giúp da có sự đàn hồi mềm mại hơn trong khi chờ để làm lại cấu trúc mũi mới.
Có thể bạn quan tâm: Sửa Mũi Hỏng: Khắc phục biến chứng mũi hỏng sau nâng mũi
Quý khách đặc biệt lưu ý, phương pháp đặt trung bì mỡ chỉ nên thực hiện ở những địa chỉ thẩm mỹ uy tín với các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn. Bởi đây là một kỹ thuật phức tạp đòi hỏi tay nghề và sự am hiểu sâu về nâng mũi của người thực hiện. Để được tư vấn chi tiết hơn với bác sĩ chuyên môn về đặt trung bì mỡ, quý khách có thể liên hệ với AZ NOSE theo Hotline: 0903.167.178.
AZ NOSE – PHÒNG KHÁM CHUYÊN SÂU NÂNG MŨI
- Địa chỉ: 263 – 265 Đường 3/2, P.10, Q.10, TP.HCM
- Hotline: 0903 167 178
- Website: aznose.vn
- Fanpage: https://facebook.com/AZNOSE
- Tiktok: https://tiktok.com/@aznose263
Có thể bạn quan tâm:
- Chọn nâng mũi bằng chỉ collagen có an toàn không? Biến chứng có thể xảy ra
- Nâng mũi tiêm filler tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm nào?
- Nhiễm trùng sau nâng mũi có dấu hiệu gì? Xử lý như thế nào?