Nâng mũi nhân tạo bị bóng đỏ có thật sự đáng lo?

Bị bóng đỏ sau một thời gian nâng mũi là tình trạng chung của hầu hết những ai lựa chọn phương pháp nâng mũi nhân tạo. Vậy tại sao phương pháp này lại làm bóng đỏ ở mũi? Có cách nào khắc phục không? Ngay sau đây là câu trả lời dành cho bạn! 

Nâng mũi bị bóng đỏ có thật sự đáng lo

I. Tại sao xuất hiện tình trạng nâng mũi bị bóng đỏ?

Có thể bạn chưa biết, ở thời kỳ đầu của lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam, các kỹ thuật nâng mũi vẫn chưa được nghiên cứu và cải tiến vượt trội như hiện nay. Chính vì vậy, nâng mũi bằng 100% sụn nhân tạo được xem là phương pháp nổi bật và thông dụng nhất.

Phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo hoàn toàn
Phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo hoàn toàn

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ tập trung nâng cao sống mũi bằng sụn nhân tạo mà không chú trọng đến phần đầu mũi, dẫn đến da ở đầu mũi chịu nhiều áp lực từ phần sụn sau đó mỏng dần theo thời gian, xuất hiện tình trạng căng tức và bóng đỏ. Ngoài ra, biểu  đặt bóng đỏ còn đến từ các nguyên nhân như: đặt sụn quá sát da, sụn tuột gây lộ sóng, sụn quá cứng,…

Có thể bạn quan tâm: Vì sao mũi thường sưng to sau khi tháo nẹp?

II. Nâng mũi bị bóng đỏ có nguy hiểm không?

Trước khi được giải đáp câu hỏi này, bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa tình trạng đỏ do cấu trúc mũi chưa ổn định sau nâng và bóng đỏ do viêm nhiễm.

– Khi nâng mũi nhân tạo, sụn sẽ trực tiếp ma sát vào phần da mũi gây nên mỏng da, lâu dần chuyển sang sưng viêm nhiễm trùng, có dịch và đau nhức nếu không được xử lý kịp thời.

Nâng mũi nhân tạo dễ dẫn đến bóng đỏ đầu mũi
Nâng mũi nhân tạo dễ dẫn đến bóng đỏ đầu mũi

– Với các phương pháp khác như nâng mũi cấu trúc hay nâng mũi bọc sụn, trong 1 tháng đầu tiên, ở phần đầu mũi cũng xuất hiện vết đỏ. Tuy nhiên, đây là thời gian “vàng” để máu lưu thông nuôi phần sụn tự thân, sau đó sẽ giảm đỏ dần, khoảng 3 tháng sau sẽ thấy giảm đỏ hẳn. 

Vậy có lẽ bạn cũng đã biết nâng mũi bị bóng đỏ sẽ nguy hiểm trong trường hợp nào. Nếu bạn đang nằm trong trường hợp thứ nhất, thì nên tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và phẫu thuật lại mũi nếu cần. Ngược lại, bạn hoàn toàn có thể an tâm và bớt đi phần nào lo lắng khi gặp phải tình huống đỏ đầu mũi trong thời gian đầu vừa mới phẫu thuật xong, vì đây là một quy trình lành thương hết sức bình thường của cơ thể. 

III. Cần lưu gì khi đi nâng mũi để tránh bị bóng đỏ

1. Chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín

Đối với những nơi chuyên sâu về nâng mũi và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, bạn sẽ được tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa, khi đó họ sẽ có những chẩn đoán chính xác về tình trạng cấu trúc cũng như da mũi. Nhờ vậy, bạn có thể lựa chọn được dáng mũi phù hợp, tránh được các rủi ro về mỏng da và mũi bị bóng đỏ sau nâng.

2. Chọn phương pháp nâng mũi tiên tiến

Hiện nay, bạn có thể tham khảo các phương pháp cải thiện được tình trạng lộ sụn, bóng đỏ như nâng mũi bọc sụn hay nâng mũi cấu trúc. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ kết hợp sụn nhân tạo và sụn tự thân (sụn vách ngăn, sụn tai, sụn sườn) để vừa nâng cao sóng mũi vừa giảm độ ma sát trực tiếp của da và sụn nhân tạo, tránh được việc đầu mũi bị bóng đỏ.

Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc sau nâng mũi như thế nào để tránh nhiễm trùng?

Nâng mũi cấu trúc đảm bảo độ bền đẹp theo thời gian
Nâng mũi cấu trúc đảm bảo độ bền đẹp theo thời gian

3. Không nên nâng mũi quá cao

Trong các kỹ thuật làm đẹp, tính thẩm mỹ và độ an toàn vẫn là 2 yếu tố luôn luôn song hành cùng nhau. Chính vì vậy, thay vì đòi hỏi mũi “cao vút” theo xu hướng, bạn nên nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn cải thiện dáng mũi sao cho hài hòa với tổng thể gương mặt và phù hợp nhất với tình trạng da, đảm bảo độ bền của mũi trong khoảng thời gian dài.

Độ cao vừa phải sẽ tránh được tình trạng bóng đỏ
Độ cao vừa phải sẽ tránh được tình trạng bóng đỏ

Tóm lại, bị bóng đỏ khi nâng mũi nhân tạo thật sự là đáng lo vì sẽ có nhiều tác hại xấu kéo theo nếu không được chữa trị kịp thời. AZ NOSE – Chuyên sâu nâng mũi mong là bạn sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp và an toàn nhất cho “công cuộc làm đẹp” của riêng mình.

 

Bài viết liên quan:

Những dáng mũi “hot” được các tín đồ làm đẹp ưa chuộng

Bị viêm họng có phẫu thuật nâng mũi được không?

5,00 · 82 đánh giá
  • Đội ngũ bác sĩ

  • Quy trình tư vấn

  • Quy trình phẫu thuật

  • Chăm sóc hậu phẫu

  • Chăm sóc và tái khám định kỳ

  • Cơ sở vật chất

TIN TỨC LIÊN QUAN
Ứng dụng Surgiform trong tái tạo mũi hỏng tại AZ NOSE

Từ 2019, hơn 9000 khách hàng của AZ NOSE đã sử dụng Surgiform, trong đó có gần 4000 khách tái tạo mũi hỏng.

Chi tiết >

5 lý do bạn nên chọn Phòng khám chuyên sâu nâng mũi AZ NOSE

Sở hữu đội ngũ bác sĩ hơn 13 năm kinh nghiệm cùng hơn 35.000 ca nâng mũi mới và  tái tạo mũi hỏng thành công, tại sao phòng khám AZ NOSE lại được khách hàng tin tưởng đến vậy?

Chi tiết >

3 lý do khách hàng tin tưởng AZ NOSE để tái tạo mũi hỏng

Điều gì đã khiến hơn 11.000 khách hàng lựa chọn phòng khám chuyên sâu nâng mũi AZ NOSE để tái tạo mũi hỏng trong suốt thời gian qua?

Chi tiết >