Bị viêm họng có phẫu thuật nâng mũi được không?

Tai – Mũi – Họng là các bộ phận chức năng liên quan mật thiết với nhau, chính vì vậy việc phẫu thuật nâng mũi khi đang bị viêm họng có lẽ cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đó. Để hiểu một cách cụ thể hơn, cùng xem bài viết sau đây nhé!

Bị viêm họng có phẫu thuật nâng mũi được không?

Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm họng

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm họng là các loại virus và vi khuẩn thường gặp trong mùa lạnh hoặc các thời điểm giao mùa. Các dấu hiệu nhận biết của loại bệnh này cũng khá đơn giản và có sự thay đổi theo từng giai đoạn như:

  • Cổ họng khô rát gây cảm giác khó chịu
  • Nuốt thức ăn hay nuốt nước bọt sẽ thấy đau
  • Sốt cao, ớn lạnh, đau nhức cơ thể
  • Sưng, viêm amidan, bề mặt amidan có dịch nhầy
  • Ho khan, ngạt mũi dẫn đến khản tiếng hay mất tiếng
Cổ họng luôn đau rát khi đang bị viêm họng
Cổ họng luôn đau rát khi đang bị viêm họng

Bị viêm họng có nâng mũi được không?

Nhiều người vẫn nghĩ phẫu thuật nâng mũi chỉ can thiệp vào vùng mũi nên không thể bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm họng. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm họng sẽ khiến sức khỏe của bạn bị suy giảm, đồng thời dịch ở cổ họng dễ mang vi khuẩn đến vùng phẫu thuật gây ra nhiễm trùng.

Dịch ở cổ họng có thể mang vi khuẩn lên mũi gây nhiễm trùng
Dịch ở cổ họng có thể mang vi khuẩn lên mũi gây nhiễm trùng

Chính vì vậy, dù bạn vẫn có thể nâng mũi khi bị viêm họng, nhưng các bác sĩ trong ngành đều khuyên nên hoãn lại, khi nào bạn hoàn toàn khỏi bệnh và có trạng thái sức khỏe tốt nhất thì mới tiến hành phẫu thuật, để mang lại tỷ lệ thành công cao hơn.

Có thể bạn quan tâm: Những trường hợp AZ NOSE khuyến cáo không nên nâng mũi ngay

Các bệnh lý ảnh hưởng đến việc nâng mũi

Ngoài viêm họng, bạn nên lưu ý các loại bệnh không thể nâng mũi cũng nằm trong nhóm các bệnh chống chỉ định phẫu thuật như lupus ban đỏ, bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp không điều trị hay tiểu đường không kiểm soát.

Các bệnh chống chỉ định phẫu thuật đều không thể nâng mũi
Các bệnh chống chỉ định phẫu thuật đều không thể nâng mũi

Giải thích thêm về lý do không thể nâng mũi khi mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ cho biết, đối với phương pháp nâng mũi có sử dụng sụn tự thân, yếu tố quan trọng nhất vẫn là đảm bảo lượng dưỡng chất có tác dụng nuôi sụn tự thân được cấy ghép vào phần trụ hay đầu mũi. Nhưng cơ chế hoạt động của bệnh tiểu đường lại làm hạn chế việc nuôi dưỡng vật liệu này, dẫn đến tỷ lệ thành công sau phẫu thuật bị giảm đáng kể. 

Có thể bạn quan tâm: Vì sao mũi thường sưng to sau khi tháo nẹp?

Tóm lại, bạn không nên xem nhẹ các loại bệnh thông thường trong quá trình chuẩn bị thực hiện phẫu thuật nâng mũi. Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tình trạng bệnh lý cá nhân, bạn nên chia sẻ chi tiết để bác sĩ có những cách xử lý phù hợp, mang lại kết quả tốt nhất cho ca phẫu thuật nâng mũi của bạn.

 

AZ NOSE – PHÒNG KHÁM CHUYÊN SÂU NÂNG MŨI

Bài viết liên quan:

5,00 · 82 đánh giá
  • Đội ngũ bác sĩ

  • Quy trình tư vấn

  • Quy trình phẫu thuật

  • Chăm sóc hậu phẫu

  • Chăm sóc và tái khám định kỳ

  • Cơ sở vật chất

TIN TỨC LIÊN QUAN
Tại sao bạn cần nẹp mũi sau phẫu thuật?

100% khách hàng khi nâng mũi tại AZ NOSE đều được nẹp mũi sau phẫu thuật. Bạn có thực sự biết tầm quan trọng của việc này? Liệu có khó chịu như lời đồn? Đừng bỏ qua bài viết sau đây! Nội dung bài viếtNẹp mũi là gì?Tại sao bạn cần nẹp mũi sau phẫu [...]

Chi tiết >

Hướng dẫn tháo ống Nasal sau nâng mũi tại nhà an toàn

Nhà xa, có việc đột xuất, thậm chí là “lười”… khiến bạn không thể đến cơ sở thẩm mỹ để tháo ống Nasal? Đừng lo, bài viết này sẽ hướng dẫn tháo ống này tại nhà đúng cách, an toàn. Đừng bỏ qua! Nội dung bài viếtNasal là gì, tại sao cần sử dụng sau [...]

Chi tiết >

Nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi: 5 lưu ý quan trọng từ chuyên gia

Để sở hữu dáng mũi bọc sụn đẹp và an toàn theo thời gian, ngoài việc cân nhắc, lựa chọn cơ sở thẩm mỹ thì bạn cũng đừng bỏ qua những kiến thức chuyên môn dưới đây. Nội dung bài viếtNâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi là gì?5 lưu ý khi nâng mũi [...]

Chi tiết >