Nâng mũi nhân tạo được xem là phương pháp nâng mũi hoàn thiện đầu tiên trên thị trường, giúp nâng cao phần sóng, đem lại dáng mũi hài hòa hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang lại một số rủi ro. Nếu bạn đang có ý định nâng mũi, đừng bỏ lỡ bài viết này.
Khi thực hiện nâng mũi nhân tạo, các bác sĩ sẽ sử dụng một khối sụn được cắt gọt từ vật liệu silicon đặt vào sống mũi. Trải qua một thời gian, đa phần dáng mũi được thực hiện từ phương pháp này sẽ gặp một số tình trạng như:
Nội dung bài viết
Mỏng da phần sóng và đầu mũi
Hiện tượng mỏng da là một trong những tình trạng xuất hiện ở nhiều khách hàng đã từng nâng mũi nhân tạo trên 1 năm. Nguyên nhân gây nên tình trạng mỏng da là do:
- Sụn nhân tạo quá dài khiến đầu mũi bị kéo căng, dẫn đến lộ sụn, bóng đỏ da.
- Chất liệu sụn nâng quá cứng khiến dáng mũi thô, không tự nhiên. Nếu trường hợp nâng mũi cao hơn so với điều kiện cho phép của da sẽ gây bào mòn da khiến da đầu mũi bóng đỏ, mỏng dần theo thời gian gây ra hiện tượng lộ sụn.
Cách xử lý biến chứng da mũi mỏng tương đối phức tạp, tùy vào từng trường hợp cụ thể, đội ngũ bác sĩ AZ NOSE sẽ đưa ra biện pháp xử trí phù hợp.
Khách hàng có thể tham khảo qua tình trạng mỏng da ở chị H.M. Sau 2 lần nâng mũi nhân tạo, tình trạng da phần sóng và đầu mũi bị mỏng đi rất nhiều. “Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chủ yếu là do nâng mũi quá cao so với mức chịu đựng của da. Theo thời gian, phần sụn nhân tạo bị tụt xuống vì thiếu nơi chống đỡ áp lực, do đó da đầu mũi lúc này là nơi chịu nhiều áp lực nhất, lâu dần phần da khu vực này sẽ dãn ra và mỏng dần”, Bác sĩ CKI. Nguyễn Hoàng Nam cho biết.
Do đó, với trường hợp của chị M., Bác sĩ Hoàng Nam tư vấn: “Trong quá trình phẫu thuật bác sĩ sẽ tiến hành bọc thêm Megaderm cho toàn bộ sóng. Đây là vật liệu sinh học an toàn với cơ thể, giúp làm dày da, tránh tình trạng lộ sụn”.
Vôi hóa và gai vách ngăn
Trước khi phát hiện khối vôi hóa ở sống mũi, khách hàng thường sẽ thấy ngứa và khó chịu ở vùng này. Khi vôi hóa xảy ra, miếng độn sẽ trở nên cứng lại ở dưới da và mô mềm làm tăng khả năng gây biến chứng.
AZ NOSE đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp vôi hóa ở mũi. Minh chứng là chị L.P. (197X) đến Phòng khám AZ NOSE với chiếc mũi ngắn và có dấu hiệu lộ sụn, được Bác sĩ CKI. Nguyễn Hoàng Nam thăm khám và nhận định:
- Sóng nhân tạo đã bị vôi hóa
- Da mũi mỏng
- Đầu mũi lệch trái
Để khắc phục những vấn đề này, Bác sĩ Hoàng Nam đã tư vấn và thực hiện phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn tai để tái tạo đầu mũi, bọc Megaderm và xử lý bao xơ ở sóng mũi.
Hay phòng khám cũng từng tiếp nhận khách hàng có tình trạng gai xương vách ngăn của chị T.Y. Qua quá trình tư vấn trực tiếp và phân tích hình CT 3D, Bác sĩ Hoàng Nhung nhận định tình trạng của chị như sau:
- Đã nâng mũi nhân tạo được 5 năm
- Đầu mũi ngắn nhiều so với cánh mũi: Lựa chọn phương pháp có thể can thiệp vào trụ ,mũi và kéo dài đầu mũi.
- Vách ngăn cong nhẹ sang trái: Vì vấn đề này không gây ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp nên bác sĩ sẽ không tác động đến vách ngăn của khách hàng.
- Da mũi mỏng: Cần thêm vật liệu hỗ trợ làm dày da.
Để tạo hình dáng mũi thanh tú và hài hòa hơn cho chị, Bác sĩ đã thực hiện phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn tai, bọc thêm Fascia (cân cơ thái dương – vật liệu tự thân) để tránh mỏng da. Đồng thời, để có được dáng mũi đẹp và cân đối hơn bác sĩ tư vấn thực hiện thêm phương pháp cuộn hai bên cánh mũi kết hợp cắt cánh phải.
Lệch vách ngăn
Sau một thời gian, một số khách hàng lầm tưởng tình trạng lệch vách ngăn là do thực hiện phương pháp nâng mũi nhân tạo. Thực tế, lệch vách ngăn thường là tình trạng sẵn có từ trước, chỉ khi nào phần sống quá to thì sẽ tác động lực lên vách ngăn làm nó nghiêng nhưng không đáng kể.
Đây là một tình huống khá đặc biệt. Sau một thời gian, nhiều khách hàng từng nâng mũi nhân tạo muốn thay đổi dáng mũi đã tìm đến phòng khám AZ NOSE. Kết quả chụp CT3D cho thấy hơn 70% trong số đó gặp tình trạng lệch vách ngăn và khá nhiều khách hàng lầm tưởng rằng nguyên nhân là do nâng mũi. Thực tế, lệch vách ngăn vốn có sẵn từ trước và do trước khi nâng mũi, khách hàng không được chụp CT3D nên không phát hiện và điều chỉnh kịp thời.
Tại AZ NOSE, chụp CT 3D là một bước cực kỳ quan trọng trong Quy trình nâng mũi AN TOÀN của phòng khám. Chính nhờ công nghệ này mà nhiều khách hàng AZ NOSE ngoài phát hiện được tình trạng vách ngăn còn biết một số vấn đề trong nền xương và cấu trúc gương mặt.
Với trường hợp của chị K.T., Bác sĩ CKI. Đinh Xuân Sơn Tùng nhận thấy các vấn đề sau qua hình chụp CT 3D:
- Có tình trạng mỏng da ở phần sóng và đầu mũi
- Vách ngăn lệch trái nhiều.
- Có dịch trong xoang mũi.
- Khuôn mặt và cằm lệch phải, do đó không thể tạo hình sóng mũi thẳng với nhân trung trong trường hợp này.
Để cải thiện các khuyết điểm trên, Bác sĩ Sơn Tùng đã tư vấn thực hiện phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn tai kết hợp sóng Surgiform và bọc thêm Megaderm làm dày da. Ngoài ra, bác sĩ phân tích: “Vách ngăn lệch về một bên khiến đường hô hấp bên trái bị thu hẹp là nguyên nhân làm khách hàng K.T. thường xuyên gặp vấn đề nghẹt mũi và đôi khi là cảm thấy khó thở. Do đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh vách ngăn để khắc phục tình trạng này của khách hàng”.
Hy vọng với những thông tin AZ NOSE chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với AZ NOSE qua Fanpage: facebook.com/AZNOSE để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé!
AZ NOSE – PHÒNG KHÁM CHUYÊN SÂU NÂNG MŨI
- Địa chỉ: 263 – 265 Đường 3/2, P.10, Q.10, TP.HCM
- Hotline: 0903 167 178
- Website: aznose.vn
- Fanpage: https://facebook.com/AZNOSE
- Tiktok: https://tiktok.com/@aznose263
Có thể bạn quan tâm:
- Nâng mũi sụn nhân tạo dùng được bao lâu?
- Nâng mũi cấu trúc có thể giúp khắc phục mọi khuyết điểm
- 4 Lưu ý khi nâng mũi bọc sụn đầu mũi