Khi nào bạn cần xử lý mài xương mũi?

Nhiều khách hàng thắc mắc: “Sao bác sĩ lại yêu cầu tôi mài xương mũi?”, “Mài mũi có đau không?”… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, đừng bỏ lỡ!

Khi nào bạn cần xử lý mài xương mũi?

Mài xương mũi là gì?

Đây là một trong những kỹ thuật chỉnh hình xương vùng mũi. Bác sĩ sẽ sử dụng máy mài để làm cho xương vùng này mỏng lại, giúp dáng mũi được thon gọn và cân đối hơn.   

Mũi như thế nào cần thực hiện mài xương?

Mũi như thế nào cần mài xương

Với hơn 9 năm kinh nghiệm, thực hiện hơn 12.000 ca nâng mũi thành công, bác sĩ CKI. Đinh Xuân Sơn Tùng cho biết, nền xương nguyên thủy là yếu tố quan trọng để quyết định dáng mũi có cần thực hiện kỹ thuật mài hay không. Theo đó, việc thu gọn mũi sẽ hiệu quả cho những tình trạng như: 

  • Nền xương bè

Xương và sụn sóng mũi bè sang 2 bên hoặc không đều giữa nền trái và phải, hoặc chỉ bè một bên. Khi nhìn trực diện gương mặt sẽ thấy xương mũi to và thấp, dù phần sóng vẫn có độ nhô nhất định. 

  • Nền xương gồ

Sóng mũi có cấu trúc xương dày nhô lên cao, tạo thành bề mặt gồ ghề tương đối, điểm gồ chỉ cần cải thiện ít.   

Trên thực tế, các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ xem xét cần can thiệp xương hay không thông qua quan sát bằng mắt thường, tuy nhiên độ chính xác chỉ khoảng 80%. Do đó, phòng khám AZ NOSE đã áp dụng công nghệ CT 3D vào thực tiễn. Dựa vào hình ảnh ba chiều, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng thể về hình dáng bên trong mũi, độ dày mô và độ rộng xương. Việc đánh giá, chỉ định vị trí cần can thiệp nhờ vậy được chuẩn xác hơn, giúp đem lại dáng mũi đẹp và tăng sự an toàn cho mỗi khách hàng. 

Kỹ thuật thực hiện khi mài xương mũi

Thu gọn xương mũi bằng kỹ thuật mài thường được kết hợp cùng phương pháp nâng mũi bọc sụn hoặc nâng mũi cấu trúc.

Cụ thể, bác sĩ Sơn Tùng đưa ra lời khuyên: “Mũi có sóng thấp, sụn bè nên được thực hiện cùng với phương pháp nâng mũi cấu trúc. Vì khi phẫu thuật bác sĩ sẽ tạo một đường mổ hở đi qua trụ mũi, giúp nhìn thấy rõ phẫu trường và vị trí xương mũi cần can thiệp. Nhờ đó, dụng cụ mài được đưa vào bên trong dễ dàng và căn chỉnh 2 bên mũi được cân đối hơn. Đồng thời, dáng mũi có thể nâng cao và tăng thêm sự thon gọn thay vì chỉ thực hiện mỗi kỹ thuật mài”. 

Còn với “trường hợp nền mũi gồ nếu kết hợp với nâng mũi bọc sụn thì bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường nhỏ bên trong lỗ mũi để tạo khoang, tiếp đó dùng dụng cụ mài để gọt đi phần xương gồ. Sau khi đã loại bỏ đi phần xương dư, sụn nhân tạo sau khi được gọt thì đặt lên trên, tiếp đó sử dụng sụn tai (hoặc vật liệu tương thích) để bọc đầu mũi và đóng vết khâu. Với cách làm này, dáng mũi sẽ trông thanh thoát, cải thiện hơn rất nhiều nhờ khuyết điểm gồ được loại bỏ triệt để và sóng mũi được nâng cao”, bác sĩ Sơn Tùng cho biết thêm.   

Tuy nhiên, để đưa ra phương án chính xác và khắc phục tình trạng mũi bè/mũi gồ hiệu quả nhất, bạn nên đến phòng khám và gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ có chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm để được tư vấn tốt nhất. 

Mài xương mũi có đau không?

Sau khi thực hiện kỹ thuật mài xương kết hợp nâng mũi, khách hàng sẽ có cảm giác hơi ê nhẹ trong thời gian đầu và giảm dần sau đó. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, vì AZ NOSE có trang bị máy mài chuyên dụng đến từ hãng Aesculap và được Sở Y Tế cấp phép sử dụng. Với thiết bị này, quá trình thu gọn xương mũi sẽ được đảm bảo chính xác đến từng chi tiết, hạn chế tối đa việc tác động đến mô xung quanh. Nhờ vậy, cảm giác sưng, đau sau phẫu thuật của khách hàng giảm đi đáng kể, đồng thời đem lại một kết quả có tính thẩm mỹ cao.

Hình ảnh dáng mũi cao và thon gọn hơn sau khi khách hàng thực hiện nâng mũi cấu trúc kết hợp kỹ thuật mài xương mũi.
Dáng mũi cao và thon gọn hơn sau khi khách hàng thực hiện nâng mũi cấu trúc kết hợp kỹ thuật mài xương mũi.
Dáng mũi của chị T.Y. cân đối hơn sau khi mài xương bè trái và nâng mũi cấu trúc.
Dáng mũi của chị T.Y. cân đối hơn sau khi mài xương bè trái và nâng mũi cấu trúc.
Khách hàng Đ.T. thực hiện kỹ thuật mài xương mũi để tạo đường nét cân đối.
Khách hàng Đ.T. thực hiện kỹ thuật mài xương mũi để tạo đường nét cân đối.
Chị K.P. thay đổi dáng mũi thấp, gồ sau phẫu thuật nâng mũi cấu trúc sụn tai và mài xương bè.
Chị K.P. thay đổi dáng mũi thấp, gồ sau phẫu thuật nâng mũi cấu trúc sụn tai và mài xương bè.
Sau khi mài xương bè và nâng cao sóng, dáng mũi chị T.X. trở nên thanh thoát hơn.
Sau khi mài xương bè và nâng cao sóng, dáng mũi chị T.X. trở nên thanh thoát hơn.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giải đáp được những thắc mắc của bạn về mài xương mũi. Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến mũi hoặc muốn khắc phục khuyết điểm của mũi, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua thông tin liên lạc bên dưới để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ tốt nhất.

AZ NOSE – PHÒNG KHÁM CHUYÊN SÂU NÂNG MŨI

 

Có thể bạn quan tâm:

5,00 · 82 đánh giá
  • Đội ngũ bác sĩ

  • Quy trình tư vấn

  • Quy trình phẫu thuật

  • Chăm sóc hậu phẫu

  • Chăm sóc và tái khám định kỳ

  • Cơ sở vật chất

TIN TỨC LIÊN QUAN
Tại sao bạn cần nẹp mũi sau phẫu thuật?

100% khách hàng khi nâng mũi tại AZ NOSE đều được nẹp mũi sau phẫu thuật. Bạn có thực sự biết tầm quan trọng của việc này? Liệu có khó chịu như lời đồn? Đừng bỏ qua bài viết sau đây! Nội dung bài viếtNẹp mũi là gì?Tại sao bạn cần nẹp mũi sau phẫu [...]

Chi tiết >

Hướng dẫn tháo ống Nasal sau nâng mũi tại nhà an toàn

Nhà xa, có việc đột xuất, thậm chí là “lười”… khiến bạn không thể đến cơ sở thẩm mỹ để tháo ống Nasal? Đừng lo, bài viết này sẽ hướng dẫn tháo ống này tại nhà đúng cách, an toàn. Đừng bỏ qua! Nội dung bài viếtNasal là gì, tại sao cần sử dụng sau [...]

Chi tiết >

Nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi: 5 lưu ý quan trọng từ chuyên gia

Để sở hữu dáng mũi bọc sụn đẹp và an toàn theo thời gian, ngoài việc cân nhắc, lựa chọn cơ sở thẩm mỹ thì bạn cũng đừng bỏ qua những kiến thức chuyên môn dưới đây. Nội dung bài viếtNâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi là gì?5 lưu ý khi nâng mũi [...]

Chi tiết >