Nâng mũi cấu trúc là phương pháp khá quen thuộc với những ai quan tâm về phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, câu hỏi “có được vặn lắc sau khi nâng mũi cấu trúc không?” thì vẫn còn là thắc mắc của rất nhiều khách hàng.
Nội dung bài viết
Nâng mũi cấu trúc được thực hiện như thế nào?
Với sự kết hợp của sụn nhân tạo và sụn tự thân, nâng mũi cấu trúc được xem là kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay, có thể khắc phục hầu hết các khuyết điểm ở mũi. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ dùng sụn nhân tạo để định hình và dựng sống mũi cao hơn, đồng thời lấy sụn tự thân để dựng trụ và tạo hình đầu mũi, mang lại form dáng đạt chuẩn nhất cho chiếc mũi của bạn.
Mũi sau khi nâng cấu trúc có vặn lắc được không?
Sau khi phẫu thuật nâng mũi cấu trúc, sụn tự thân cần có thời gian để thích nghi và phát triển, cũng như các mô cơ và mạch máu cần được liên kết chặt chẽ với nhau. Khi đó, dáng mũi mới sẽ dần ổn định và vào form chuẩn xác hơn.
Chính vì vậy, khi trụ mũi vẫn chưa ổn định, bạn không nên vội vàng “thử” vặn lắc mũi để tránh tổn thương ngoài ý muốn. Thay vào đó, bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như hạn chế va chạm mạnh trong thời gian đầu, tạo điều kiện tốt nhất để mũi nhanh lành và bền đẹp hơn.

Khoảng 6 tháng sau khi phẫu thuật, form mũi đã ổn định và hồi phục hoàn toàn, bạn có thể vặn lắc nhẹ nhàng. Tuy nhiên, việc này không nên chủ động thực hiện thường xuyên để đảm bảo độ bền lâu dài nhất cho dáng mũi của bạn. Bên cạnh đó, dáng mũi ổn định trong thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Khi có bất kỳ vấn đề gì bất thường, bạn nên liên hệ bác sĩ phẫu thuật để được tái khám và có những chỉ định kịp thời.
Cần lưu ý gì để giữ dáng mũi sau nâng được bền đẹp?
Để quá trình liền vết thương diễn ra nhanh chóng và giữ được dáng mũi đẹp theo thời gian, bạn nên lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày như sau:
Kiêng cữ đúng cách
Bạn cần ăn uống khoa học và lưu ý kiêng cử một số đồ ăn thức uống nhất định như:
- Hải sản: Hạn chế ăn trong 1 tháng đầu để tránh gây dị ứng, sưng tấy và ngứa ngáy.
- Rau muống, thịt bò: Đây là thực phẩm có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương.
- Xôi, bắp và đậu phộng: Những món ăn này rất dễ gây mưng mủ cho vết thương, đồng thời làm chậm quá trình liền da, kéo dài thời gian lành thương.
- Rượu bia: Nên kiêng ít nhất 3 tháng đầu tiên để tránh dị ứng hay nhiễm trùng vết thương, khiến dáng mũi lâu lành và dễ gặp biến chứng.

Bạn nên thúc đẩy quá trình lành thương bằng cách bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A và C, hay các thức ăn giàu protein tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe như thịt heo, thịt dê, cá nước ngọt. Nhớ uống nhiều nước ép trái cây để cơ thể được thanh lọc và nhanh bình phục vết thương hơn nhé!
Tìm hiểu thêm: 7 cách chăm sóc sau nâng mũi cho mũi nhanh đẹp
Vận động nhẹ nhàng
Tháng đầu tiên sau phẫu thuật, khi dáng mũi chưa vào form ổn định, bạn cần chọn lọc bài tập và cân chỉnh cường độ luyện tập cho phù hợp. Sau 1 tháng kể từ khi phẫu thuật, bạn có thể bơi lội, tập yoga như bình thường, chỉ cần tránh các động tác quá mạnh là được.

Sau 2 đến 3 tháng, bạn có thể chơi các môn thể thao thoải mái hơn một chút, nhưng vẫn nên tránh bật nhảy nhiều và va đập mạnh. Bạn nên vận động sau khi phẫu thuật để lưu thông máu tốt hơn, giảm sưng bầm và mau lành vết thương.

Dáng mũi sau nâng cần được bạn chăm sóc cẩn thận và “nâng niu” để có thể bền đẹp lâu dài. Chính vì vậy, bạn chỉ nên vặn lắc mũi nhẹ nhàng sau khi dáng mũi đã thật sự ổn định và bình phục hoàn toàn. Chúc bạn sớm sở hữu diện mạo thật xinh đẹp và nổi bật sau khi nâng mũi nhé!
AZ NOSE – PHÒNG KHÁM CHUYÊN SÂU NÂNG MŨI
- Địa chỉ: 263 – 265 Đường 3/2, P.10, Q.10, TP.HCM
- Hotline: 0903 167 178
- Website: aznose.vn
- Fanpage: https://facebook.com/AZNOSE
- Tiktok: https://tiktok.com/@aznose263
Có thể bạn quan tâm: