Khuyến cáo của AZ NOSE: 9 trường hợp không nên phẫu thuật nâng mũi ngay

Vì sao dù đã sẵn sàng để phẫu thuật nhưng bạn vẫn có thể bị từ chối thực hiện nâng mũi ngay? Hãy tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời chính xác cho mình nhé!

Khuyến cáo: 9 trường hợp không nên nâng mũi

1. Người chưa đủ 18 tuổi

Ở độ tuổi dưới 18, cơ thể vẫn đang trong quá trình phát triển và trưởng thành, cấu trúc xương, sụn mũi… sẽ tiếp tục thay đổi. Việc nâng mũi quá sớm có thể làm cho mũi không phát triển toàn diện và ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đợi đến tuổi trưởng thành hãy thực hiện phẫu thuật.

Độ tuổi lý tưởng để thực hiện phẫu thuật nâng mũi là từ 18-25
Độ tuổi lý tưởng để thực hiện phẫu thuật nâng mũi là từ 18-25

2. Người bệnh tiểu đường 

Theo bác sĩ CKI. Đinh Xuân Sơn Tùng, khách hàng không nên nâng mũi khi lượng đường trong máu vượt ngưỡng bình thường. Nhiều khuyến cáo quốc tế chỉ ra rằng ca phẫu thuật nên được trì hoãn nếu nồng độ đường huyết lúc đói của người nâng mũi trên mức 10 mmol/l. Nếu vẫn tiến hành, khả năng cao sẽ xảy ra những tình trạng như máu khó đông, vết thương lâu lành, hệ miễn dịch suy giảm, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sau nâng. 

Để đảm bảo an toàn cho chính mình, khách hàng nên ưu tiên điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Khi lượng đường huyết được kiểm soát từ 90 – 130 mg/dl ở thời điểm trước khi ăn, bạn có thể thực hiện nâng mũi nhưng cần được theo dõi chặt chẽ và có sự cho phép từ bác sĩ chuyên khoa.

Lượng đường huyết trên 130mg/dl (trước bữa ăn) gây ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật nâng mũi
Lượng đường huyết trên 130mg/dl (trước bữa ăn) gây ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật nâng mũi

3. Người bệnh huyết áp hoặc máu khó đông

Đối với khách hàng bị huyết áp, việc phẫu thuật sẽ có rủi ro cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Một số vấn đề có thể kể đến như: Rối loạn nhịp tim, dễ chảy máu trong mổ, biến chứng về tim mạch… và nguy hiểm nhất là đột quỵ. 

Bác sĩ Sơn Tùng nhận định: “Người bị huyết áp không nên tiến hành nâng mũi trong trường hợp được chẩn đoán mức tâm thu cao hơn 140 mmHg. Nguyên nhân là vì người mắc bệnh này thường sẽ có cảm giác lo âu, hồi hộp cao hơn bình thường nên rất dễ kích thích tim đập nhanh và làm huyết áp t

ăng đột ngột, gây nguy hiểm trong lúc phẫu thuật. Đối với khách hàng có huyết áp thấp do bẩm sinh và có chỉ số tâm thu dưới mức 90 mmHg thì cũng không nên phẫu thuật thẩm mỹ vì sẽ dễ gây ra các biến chứng như xuất huyết não, tai biến, tăng nguy cơ đột quỵ”. 

Người mắc bệnh khó đông máu là một trong những trường hợp không được nâng mũi. Với tình trạng không thể đông và cầm máu khi có vết thương, khách hàng sẽ dễ bị mất máu hơn bình thường. Để đảm bảo tính an toàn cho chính khách hàng của mình, phòng khám sẽ không thể tiếp nhận nâng mũi cho bạn. 

Tại AZ NOSE, đội ngũ chuyên môn sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát cho khách hàng trước khi bắt đầu phẫu thuật. Theo đó, bạn sẽ được đo huyết áp, xét nghiệm máu (TQ, TCK, TS) để cho ra các chỉ số về nhịp tim, huyết áp tâm thu và tâm trương, chức năng đông máu, số lượng tiểu cầu đông máu… Dựa vào phiếu kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật hay không. Nếu kết quả nằm ngoài ngưỡng bình thường thì bạn nên ưu tiên uống thuốc điều trị bệnh để về mức ổn định trước khi phẫu thuật.

Người bệnh huyết áp, máu khó đông không nên nâng mũi
Người bệnh huyết áp, máu khó đông không nên nâng mũi

4. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Trong quá trình nâng mũi, các bác sĩ thường dùng thuốc giảm đau, thuốc gây tê, thuốc kháng viêm, kháng sinh… Các loại thuốc này ảnh hưởng không tốt đến cơ thể mẹ bầu cũng như thai nhi trong bụng. Mặc khác, nếu bạn đang cho con bú mà dùng các loại thuốc sau phẫu thuật thẩm mỹ thì thuốc sẽ có nguy cơ vào sữa gây ảnh hưởng không tốt đến em bé. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bạn chỉ nên nâng mũi khi đã sinh và cai sữa hoàn toàn.

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên thực hiện nâng mũi trong thời gian này
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên thực hiện nâng mũi trong thời gian này

5. Bị viêm họng cấp 

Đối với những khách hàng đang bị viêm họng đi kèm các triệu chứng như sốt, đau rát cổ, có đờm vàng xanh thì không nên tiến hành nâng mũi. Vì lúc này, vùng hầu họng tập trung nhiều vi khuẩn, dễ lây lan qua vùng mũi gây viêm, nhiễm trùng và khó khăn trong quá trình chăm sóc hậu phẫu. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và dáng mũi của khách hàng, đội ngũ bác sĩ phòng khám AZ NOSE rất tiếc khi phải tạm thời từ chối phẫu thuật. 

Tuy nhiên, khách hàng đừng quá lo lắng! Việc quan trọng nhất là bạn cần giữ gìn sức khỏe, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi tình trạng viêm họng đã ổn định, bạn có thể quay lại AZ NOSE để thăm khám với bác sĩ và thực hiện phẫu thuật.

6. Tuyến giáp (bướu cổ)

Trước và sau nâng mũi, khách hàng sẽ cần sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Một số thuốc sẽ không phù hợp với những ai có tiền sử về tuyến giáp hoặc bướu cổ, có khả năng cao gây bộc phát và tăng khả năng bệnh trở nặng. Do đó, theo bác sĩ CKI. Đinh Xuân Sơn Tùng, khách hàng cần điều trị để các chỉ số về lại mức an toàn thì mới tiến hành nâng mũi.

Khi đến AZ NOSE tư vấn và phẫu thuật, khách hàng cần mang theo kết quả xét nghiệm chỉ số tuyến giáp có thời hạn trong vòng 6 tháng trở lại. Dựa vào kết quả, nếu các trị số FT3, FT4 (hormone tuyến giáp) và TSH (hormone tuyến yên) nằm ngoài khoảng bình thường thì sẽ không thể tiến hành nâng mũi ngay. Chẳng hạn như với trị số TSH bình thường là từ 0.27-4.20μUI/ml, khi TSH > 4.20μUI/ml thì đây là một trường hợp bất thường (thiếu hormone tuyến giáp, hay suy giáp).  

Tại AZ NOSE, 100% khách hàng đều được thăm khám trực tiếp với bác sĩ trước khi phẫu thuật. Vì vậy, trong quá trình này, khách hàng cần chia sẻ chính xác về tình trạng sức khỏe của bản thân để được tư vấn phương pháp nâng mũi phù hợp và an toàn nhất.

Khách hàng cần điều trị bệnh bướu cổ/tuyến giáp về mức ổn định trước khi phẫu thuật nâng mũi
Khách hàng cần điều trị bệnh bướu cổ/tuyến giáp về mức ổn định trước khi phẫu thuật nâng mũi

7. Men gan bất thường

Người có chỉ số men gan bất thường khi nâng mũi nếu sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như nhóm quinolon, thuốc giảm đau paracetamol…sẽ làm men gan tăng cao hơn. Khi những loại thuốc này được đưa vào cơ thể, gan phải thực hiện công việc chuyển hóa các chất và đào thải độc tố nhiều hơn bình thường. Do đó, gan dễ gặp tình trạng bị quá tải, tế bào của bộ phận này cũng vì đó mà bị tổn thương và tệ hơn nữa là gây suy gan. 

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khách hàng, phòng khám sẽ tiến hành đánh giá chức năng gan bằng việc xét nghiệm. Các chỉ số men gan trong máu gồm SGOT, SGPT và Gama GT là những chỉ số phản ánh tình trạng hoạt động bình thường của gan. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy những con số trên cao hơn mức cho phép, bác sĩ thẩm mỹ sẽ không thể phẫu thuật. Khi đó, bạn cần tạm hoãn ý định nâng mũi và tập trung điều trị bệnh sớm để giúp hạ chỉ số men gan xuống mức an toàn. Hãy điều chỉnh chế độ ăn hằng ngày, rèn luyện sức khỏe thường xuyên để hỗ trợ quá trình điều trị.

8. Trầm cảm

Người mắc bệnh trầm cảm thường có tâm lý không ổn định, dễ bị lo lắng và căng thẳng. Việc sử dụng thuốc gây tê, thuốc giảm đau có thể khiến khách hàng buồn nôn, chóng mặt, gây ra sự bất an và lo âu hơn bình thường. Bên cạnh đó là tâm trạng lo lắng, suy nghĩ nhiều trong giai đoạn trước và sau phẫu thuật cũng là tác nhân làm gia tăng các triệu chứng của bệnh. 

Vì vậy, trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật, bạn nên thảo luận với bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình trạng sức khỏe và tránh các rủi ro có thể xảy ra. 

9. Bị mụn bọc, mụn viêm vùng mũi

Mụn bọc, mụn sưng viêm có mủ thể hiện da đang bị nhiễm trùng nặng, chân mụn nằm sâu bên trong chứa nhiều vi khuẩn và rất dễ vỡ khi chạm vào. Trong quá trình nâng mũi, bác sĩ thẩm mỹ sẽ dùng dụng cụ để bóc tách khoang mũi, khả năng chạm vào chân mụn là rất cao. Nếu ổ mụn vỡ, vi khuẩn có thể lan sang phẫu trường và dễ dàng bám vào vật liệu nhân tạo. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng mũi. 

Vì vậy, nếu bạn đang trong tình trạng có mụn bọc, sưng viêm thì không nên phẫu thuật nâng mũi ngay lập tức. Thay vào đó, hãy chữa trị và kiểm soát tình trạng mụn của mình trước để đảm bảo an toàn.

Nếu có tình trạng mụn bọc, sưng viêm, khách hàng không nên phẫu thuật nâng mũi ngay lập tức
Nếu có tình trạng mụn bọc, sưng viêm, khách hàng không nên phẫu thuật nâng mũi ngay lập tức

Địa điểm nâng mũi uy tín tại TP.HCM

3 điểm nổi bật của phòng khám AZ NOSE

AZ NOSE hiểu rằng mỗi khách hàng đến với phòng khám đều mong muốn sở hữu dáng mũi mới trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, bên cạnh việc làm đẹp, phòng khám luôn đặt sức khỏe của bạn và tính an toàn của ca phẫu thuật lên hàng đầu. Chính vì vậy, AZ NOSE đã xây dựng quy trình nâng mũi chuẩn Y khoa gồm các bước sau:

1. Chụp hình CT 3D hoàn toàn không mất phí: 

Với bước này, khác hàng đến phòng khám sẽ được kiểm tra cấu trúc mũi và phát hiện bệnh lý nếu có.

2. Tư vấn với bác sĩ: 

Khách hàng trao đổi và nhận lời khuyên trực tiếp từ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao trên 13 năm kinh nghiệm, giúp bạn chọn phương án phù hợp nhất.

3. Kiểm tra tình trạng sức khỏe trước phẫu thuật: 

100% khách hàng đều được khám sàng lọc các bệnh lý thường gặp như huyết áp, tiểu đường, bướu cổ, men gan… và thực hiện một số xét nghiệm liên quan. Đây chính là bước loại trừ các trường hợp không thể nâng mũi ngay. Nếu chưa thể, khách hàng sẽ được đội ngũ bác sĩ AZ NOSE hướng dẫn thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa. Sau quá trình điều trị, nếu vẫn mong muốn nâng mũi, bạn sẽ trải qua quy trình này một lần nữa tại phòng khám. Ca phẫu thuật sẽ chỉ được diễn ra khi sức khỏe của bạn hoàn toàn ổn định.

4. Phác thảo dáng mũi và thực hiện phẫu thuật: 

Sau khi vẽ dáng mũi theo tỉ lệ gương mặt, bác sĩ cùng ekip phòng mổ sẽ gây tê, sát khuẩn và bắt đầu ca nâng mũi.

5. Chế độ chăm sóc hậu phẫu “8 ngày vàng”: 

Tại AZ NOSE, mỗi khách hàng đều được trải qua một quy trình chăm sóc hậu phẫu chặt chẽ, bao gồm việc rửa vết thương, chăm sóc vết khâu kỹ lưỡng, theo dõi đơn thuốc trong quá trình lành thương, và tái khám định kỳ với bác sĩ đến khi dáng mũi hoàn thiện.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn biết được những trường hợp không nên phẫu thuật nâng mũi. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn thực hiện thì hãy tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ chuyên khoa hoặc liên hệ cho AZ NOSE qua số Hotline: 0903.167.178 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

AZ NOSE – PHÒNG KHÁM CHUYÊN SÂU NÂNG MŨI

 

Có thể bạn quan tâm:

5,00 · 82 đánh giá
  • Đội ngũ bác sĩ

  • Quy trình tư vấn

  • Quy trình phẫu thuật

  • Chăm sóc hậu phẫu

  • Chăm sóc và tái khám định kỳ

  • Cơ sở vật chất

TIN TỨC LIÊN QUAN
Hướng dẫn tháo ống Nasal sau nâng mũi tại nhà an toàn

Nhà xa, có việc đột xuất, thậm chí là “lười”… khiến bạn không thể đến cơ sở thẩm mỹ để tháo ống Nasal? Đừng lo, bài viết này sẽ hướng dẫn tháo ống này tại nhà đúng cách, an toàn. Đừng bỏ qua! Nội dung bài viếtNasal là gì, tại sao cần sử dụng sau [...]

Chi tiết >

Nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi: 5 lưu ý quan trọng từ chuyên gia

Để sở hữu dáng mũi bọc sụn đẹp và an toàn theo thời gian, ngoài việc cân nhắc, lựa chọn cơ sở thẩm mỹ thì bạn cũng đừng bỏ qua những kiến thức chuyên môn dưới đây. Nội dung bài viếtNâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi là gì?5 lưu ý khi nâng mũi [...]

Chi tiết >

Tại sao bạn cần nẹp mũi sau phẫu thuật?

100% khách hàng khi nâng mũi tại AZ NOSE đều được nẹp mũi

Chi tiết >