Biến chứng mũi lộ sóng do nâng mũi không thành công là một trường hợp khá phổ biến tại các cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay. Chính vì vậy, tình trạng này do đâu mà ra và phải làm sao khi gặp tình trạng này là những câu hỏi mà nhiều người hiện nay đang quan tâm. Chúng ta hãy cùng AZ NOSE tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây ra biến chứng mũi lộ sóng bóng đỏ
Tình trạng mũi bị lộ sóng không phải là quá hiếm gặp đối với những người từng phẫu thuật nâng mũi. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các bạn trẻ lo lắng trước khi thực hiện nâng mũi. Vậy, do đâu mà mũi lại gặp tình trạng này? Câu trả lời đó chính là do việc lạm dụng sụn nhân tạo nâng mũi quá cao. Ngoài ra, kỹ thuật nâng mũi chưa đảm bảo, tay nghề bác sĩ không đủ cứng cáp dẫn đến tình trạng đặt sụn quá sát da, sụn tuột hay chọn sụn quá cứng cũng là nguyên nhân dẫn đến biến chứng mũi lộ sóng bóng đỏ.
Khi dùng sụn nhân tạo nâng mũi quá cao trong khi da đầu mũi khá mỏng khiến đầu mũi bị chịu áp lực nhiều. Điều này khiến da đầu mũi ngày càng mỏng dần, căng tức và trở nên bóng đỏ. Nếu không may bạn vô tình lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ không uy tín, tình trạng mũi lộ sóng bóng đỏ càng dễ xảy ra hơn. Nếu bạn chọn được một cơ sở nâng mũi uy tín, các bác sĩ sẽ nhận định đúng tình trạng mũi hiện tại và sử dụng phương pháp phù hợp cũng như nâng ở độ cao vừa phải. Điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng mũi nâng hỏng lộ sóng.
2. Phải làm sao khi gặp phải tình trạng mũi lộ sóng bóng đỏ
Khi không may gặp phải tình trạng lộ sóng bóng đỏ ở mũi sau nâng, chắc chắn nhiều người sẽ rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng. Thực tế, tình trạng này có thể được khắc phục hoàn toàn bằng những phương pháp sửa mũi bị lộ sóng tiên tiến hiện nay. Tùy vào tình trạng mũi hỏng hiện tại, chúng ta có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp sửa mũi nào cho phù hợp.
Một phương pháp có thể cải thiện tình trạng mũi sau nâng bị lộ sóng bóng đỏ hiệu quả hiện nay chính là nâng mũi cấu trúc. Phương pháp nâng mũi này kết hợp nhuần nhuyễn hai loại sụn khác nhau để tái cấu trúc của mũi. Đó chính là sụn tự thân và sụn nhân tạo. Sự có mặt của sụn tự thân trong phương pháp nâng mũi này sẽ giúp đầu mũi được bảo vệ một cách hiệu quả.
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng da đầu mũi mỏng chúng ta có sử dụng kết hợp bọc thêm hai loại vật liệu là Megaderm hoăc Fascia. Hai loại vật liệu này sẽ giúp cải thiện tình trạng da đầu mũi mỏng, nhờ đó hạn chế được tình trạng lộ sóng sau nâng mũi.
Tóm lại, những ai đang có ý định nâng mũi nên lựa chọn những địa chỉ nâng mũi uy tín để tránh trường hợp mũi lộ sóng bóng đỏ. Còn đối với những trường hợp gặp phải tình trạng này thì chúng ta nên mạnh dạn thực hiện phẫu thuật sửa mũi hỏng tại những cơ sở uy tín để sớm lấy lại diện mạo như ý.
Có thể bạn quan tâm:
- “Giải cứu mũi hỏng” bằng phương pháp nào là an toàn
- [Tâm sự] Sau 1 tháng phẫu thuật tôi lại đi khắp nơi để sửa chiếc mũi hỏng
- Mũi bị bóng đỏ lên sau phẫu thuật nâng mũi có nguy hiểm không?